Các phương tiện gây nổ bắt đầu xuất hiện đồng thời với trang bị hỏa khí.
Bắt đầu từ thế kỷ XIV đến nửa thế kỷ XIX, thuốc nổ đen là loại thuốc phóng và thuốc nổ duy nhất, ứng dụng để bắn đạn từ súng trường, nạp vào trong các loại bom đạn, đồng thời trong công việc phá đá, mở đường.
Sự phát hỏa của các liều phóng trong vũ khí điểm hỏa diễn ra thông qua các lỗ truyền lửa. Một lượng nhỏ thuốc phóng này - “ngòi” - được đổ vào thông qua các lỗ truyền lửa. Khi thuốc phóng mồi phát hỏa, nó truyền lửa đến liều phóng, được đặt trong nòng súng. Đầu tiên thuốc phóng ngòi dùng để mồi cháy thanh truyền lửa, sau đó thì nến thui và mồi nổ được sử dụng vào mục đích này.
Nến thui là một ống giấy được nhét đầy thuốc phóng nhỏ, còn mồi nổ là các sợi dây gai quấn hờ, đã được thấm ướt dung dịch KNO3 hoặc (CH3COO)2Pb.
Giữa thế kỷ XVIII các nến thui bằng giấy được thay thế bằng các ống kim loại, được nhồi đầy thuốc phóng. Thuốc phóng được mồi cháy bằng mồi nổ hoặc là một thanh gỗ hoặc kim loại được quấn quanh bằng sợi bấc-giấy hoặc đơn giản là một vài sợi chỉ bấc-giấy quấn hờ, được thấm bằng dung dịch bão hòa KNO3 sau đó được đánh lên lớp bụi thuốc phóng.
Ứng dụng các ống kim loại chứa thuốc phóng cho phép tăng tốc độ bắn của vũ khí vì thế chúng được gọi tên là các ống nổ tăng tốc bắn.
Các ống nổ có mồi nổ được ứng dụng trong pháo binh đến tận nửa thế kỷ XIX. Trong các loại súng cầm tay chúng không còn sử dụng từ thế kỷ XV do sự xuất hiện của các mẫu vũ khí cầm tay có khóa ống nổ (tên tiếng Nga của các loại súng này là мушкет và аркебуз).
Cuối thế kỷ XV khóa mồi nổ được thay thế bằng khóa tia lửa, đầu tiên là dạng bánh răng, sau đó là dùng đá lửa. Sự phát hỏa được tạo ra bởi tia lửa.
Các quả đạn nổ đầu tiên có chứa liều nổ xuất hiện vào cuối thế kỷ XV và là các quả cầu rỗng trong, được nạp đầy thuốc đen. Bắt đầu từ thế kỷ XVIII bắt đầu phổ biến các viên đạn nổ. Thời gian này cũng đã xuất hiện lựu đạn cầm tay.
Đến nửa thế kỷ XIX các liều nổ của các quả đạn được mồi cháy bằng một ống bằng gỗ có rãnh, trong đó nhét đầy thuốc đen bột và cho vào đó ngòi. Ống này trước khi bắn được cắt tương ứng với tầm xa bắn và được nhét vào trong lỗ của quả đạn. Khi quả đạn chuyển động theo nòng súng thì mồi nổ sẽ được phát hỏa từ liều phóng. Đến một khoảng cách nhất định thành phần thuốc phóng của ống truyền lửa cho liều nổ của quả đạn và mồi chảy nó.
Năm 1776 Nhà hóa học người Pháp Bertolle đã khám phá ra rằng, hỗn hợp muối clorat với một số chất cháy có khả năng nổ và dễ nổ dưới tác dụng va đập. Năm 1779 Govard điều chế ra thủy ngân fuminat - thuốc gợi nổ đầu tiên, rất nhạy với va đập. Hỗn hợp thủy ngân fuminat với KNO3 được gọi tên là “thuốc phóng Govard”.
Các phát minh này đã tạo ra khả năng ứng dụng hỗn hợp thuốc nhạy với va đập để phát hỏa thuốc phóng trong vũ khí. Năm 1807 Shotlandx Forsait đã nhận được bằng sáng chế đầu tiên vì tạo ra súng với hệ thống va đập, nghĩa là có sự mồi cháy liều phóng bằng hỗn hợp KClO3, S, C. Hỗn hợp này được gọi là thuốc va đập.
Trong các mẫu súng cầm tay đầu tiên có sử dụng các viên thuốc hoặc bi thuốc làm từ thuốc va đập, đặt giữa 2 lớp giấy nhúng sáp dán vào nhau. Các viên thuốc này được đặt vào chỗ khoét sâu chứa mồi nổ của khóa nòng và phát hỏa do va đập của búa của súng. Tuy nhiên, ngay sau đó người ta đã phát hiện ra rằng sử dụng thuốc va đập trong ống giấy gây mất an toàn và không tiện lợi nên tốt hơn là nạp thuốc vào trong ống kim loại.
Năm 1814 ở Mỹ đã có cuộc thử nghiệm đầu tiên sử dụng cái ống bằng sắt có thể nạp thuốc va đập lại nhiều lần dành cho súng, còn từ năm 1817/18 người Anh Egg đã sử dụng cái ống bằng đồng có nén thuốc va đập bên trong. Cái ống bằng đồng chứa thuốc va đập được gọi là mồi nổ hoặc kíp nổ. Các mồi nổ nổi bật vì là phương tiện mồi cháy liều phóng trong các hỏa khí (súng) cầm tay và rất nhanh chóng được phổ biến rộng rãi.
Ngay sau khi sáng chế ra mồi nổ hàng loạt các quốc gia đã làm lại súng hỏa mai mồi cháy bằng mồi nổ. Các loại súng này nạp đạn từ miệng nòng súng, còn mồi nổ được đưa vào từ phía trên qua thanh khoan lỗ truyền nổ. Khi búa đập vào đáy của mồi nổ thì làm phát hỏa thuốc va đập và tia lửa xuyên qua lỗ của thanh khoan đến thuốc phóng.
Các súng đầu tiên dùng mồi nổ được đưa vào Mỹ từ năm 1817, còn từ năm 1832 đã được trang bị cho quân đội Mỹ. Năm 1825, 1828 và 1832 ở thành phố Ganover đã tiến hành cuộc thử nghiệm so sánh hàng loạt các súng có mồi nổ và súng hỏa mai, sau cuộc thử này các mồi nổ đã được ứng dụng ở các quốc gia Châu Âu. Năm 1940 các súng dùng mồi nổ được sử dụng trong lực lượng vũ trang Nga.
Việc sử dụng mồi nổ có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển tiếp theo của kỹ thuật công nghệ chế tạo vũ khí và là nền tảng để tiếp tục hoàn thiện trong công nghệ vũ khí.
Viên đạn đơn đầu tiên được Flober chế tạo từ năm 1842. Thuốc va đập không nén vào mồi nổ mà trực tiếp nén vào đáy của cactut viên đạn. Các viên đạn này hoạt động nhờ búa súng đập lên ngoài vỏ, được gọi tên là đạn phát hỏa quay vòng. Các viên đạn kiểu này không được ứng dụng chung và thường chỉ dùng cho súng thể thao.
Từ năm 1861 đã bắt đầu ứng dụng rộng rãi các viên đạn có vỏ kim loại, trong đó mồi nổ đặt trong tâm của mũ vỏ. Chúng khác so với các loại đạn đầu tiên và được gọi tên là đạn phát hỏa tâm.
Việc phát minh ra các viên đạn tạo ra khả năng xuất hiện các loại súng có nhiều liều phóng, sau đó chuyển sang các hệ vũ khí tự động hiện đại hơn.
Trong pháo binh, phương pháp phát hỏa phổ biến đầu tiên không phải là phương pháp va đập mà là phương pháp ma sát. Trong nửa đầu thế kỷ XIX trong các ống nổ chứa thuốc phóng bắt đầu được đưa vào trong mồi nổ, được nhồi thuốc nhạy với ma sát và được nhồi bằng các đồ gá ma sát (cọ sát) chuyên dụng (dây khía nhám). Khi rút đồ gá ma sát ra khỏi ống thì sẽ làm phát hỏa thuốc cọ sát, mồi cháy liều phóng và truyền lửa đến thuốc phóng của pháo.
Đồ gá ma sát là một phương tiện để phát hỏa liều phóng pháo binh cho tới những năm cuối của thế kỷ XIX.
Sau đó cùng với sự xuất hiện của các hệ pháo binh mới có sử dụng vỏ đạn để chứa thuốc phóng và sự hoàn thiện các đồ gá bắn để mồi cháy liều phóng bằng cách sử dụng mồi nổ va đập, được đặt trong ống nổ. Các ống này được gọi là các ống nổ va đập.
Năm 1897 đã xuất hiện phương tiện mồi cháy liều phóng pháo binh mới, lấy nền tảng là sử dụng ống nổ - hạt lửa.
Đầu thế kỷ XIX đã sáng chế ra các viên đạn hoàn chỉnh hình thon dài, được nạp thuốc phóng và có mang đầu đạn (đạn trái phá). Đối với các loại đạn này về sau đã tạo ra các ống đạn chuyên dụng, thuốc phóng của nó được mồi nổ mồi cháy, mồi nổ này kích nổ nhờ kim hỏa đâm vào tại thời điểm đạn va chạm với chướng ngại vật hoặc là khi đạn bị xô lệch trong pháo.
Các ống nổ đã được tính toán về tác động trong không khí ở khoảng cách nhất định được gọi là các ống nổ tầm xa, còn các ống nổ hoạt động nhờ lực va đập của đạn với chướng ngại vật được gọi là ống nổ va đập. Sau đó đã xuất hiện các ống nổ tùy thuộc vào cơ cấu hoạt động có thể làm ống nổ tầm xa và ống nổ va đập. Chúng được gọi tên là các ống nổ 2 tác dụng.
Các ống nổ đạn pháo có chứa mồi nổ được sáng chế vào năm 1860 và ngay từ năm 1870 các ống nổ này đã được sử dụng hàng loạt.
Cùng với việc khám phá ra hiện tượng dẫn nổ và bắt đầu ứng dụng nạp thuốc nổ phá vào đạn người ta đã sáng chế ra các ống nổ đạn pháo, trong đó có chứa kíp nổ và chúng được gọi là ngòi nổ. Trong rất nhiều ngòi nổ để phát hỏa các kíp nổ người ta sử dụng các kíp có chứa thuốc va đập (bộ lửa).
Đầu thế kỷ XX các bộ lửa trở thành phương tiện chủ yếu để tạo ra xung nhiệt dành cho đạn súng bộ binh và pháo binh còn trong một số trường hợp dùng cho các phương tiện nổ phá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét