Tác hại lớn nhất là tác động của các sản phẩm rắn của
phản ứng, chủ yếu là sự tạo thành KCl. Các sản phẩm rắn KCl và Sb2O3
tích tụ dần dần dưới dạng xỉ và lắng xuống trên thành nòng súng. Kim loại nòng
súng nóng chảy và hòa với xỉ nóng của thuốc va đập tạo thành hỗn hợp dễ nóng
chảy. Các hạt kim loại nóng chảy bị khí thuốc mang theo khi bắn, kết quả là nòng
súng xuất hiện các vết nứt, mẻ.
Hiện tượng này theo Volf theo dõi tương tự trong phòng
thí nghiệm, khi muốn đưa chất không tan vào chất tan thì cho nó nóng chảy với
xôđa hoặc các chất khác.
Các vết nứt, mẻ tạo thành chủ yếu ở gần nơi nạp đạn,
tạo thành lớp vảy đặc trưng của kim loại cháy.
Ngoài ra, các hạt KCl bám vào thành nòng súng do có
tính hút ẩm cao nên sẽ dần dần tích tụ hơi nước. Lúc này KCl dần dần hòa tan và
phân ly ra các ion Kali và Clo, chúng giống như chất xúc tác gây ăn mòn sắt
nhanh hơn. Kết quả là nòng súng bị phủ 1 lớp gỉ.
Tác hại không kém khác là ảnh hưởng của hơi thủy ngân
kim loại khi thuốc cháy, khi bắn thì nó không bị loại trừ hết khỏi nòng súng và
dần dần ngưng tụ lại khi lạnh tạo thành từng giọt. Điều này thường xảy ra ở các
súng có cỡ nòng nhỏ. Các giọt thủy ngân tạo thành hỗn hống trong nòng súng cản
trở đường đi của đạn trên các rãnh khi bắn. Điều này dẫn đến sự chì hóa nòng
súng, theo thời gian dần dần tích tụ lại và vũ khí bị mất đi độ chính xác.
Ngoài nòng súng, thủy ngân còn tạo hỗn hống với các vỏ
đạn bằng đồng hoặc đồng thau làm chúng bị nứt ra, kết quả là không thể sử dụng
để nạp đạn lại. Cuối cùng là hơi thủy ngân rất độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của xạ thủ vì khi bắn xạ thủ thường đứng trong không gian kín (phòng bắn).
Sản phẩm cháy của thuốc hạt lửa, ngoài tác động hóa
học còn phá hủy nòng súng hoàn toàn kiểu cơ học. Sự cháy hoàn toàn nòng súng ở
gần đạn chủ yếu là do nhiệt độ xỉ rắn của hạt lửa và tốc độ bay quá lớn của
chúng vào nòng súng. Cùng với nhiệt độ cao thì tăng khả năng mềm hóa kim loại
nòng súng, điều này làm cho các hạt rắn dễ dàng phá hoại hơn. Cùng với tốc độ
bay lớn của các hạt thì chúng có thể xuyên sâu hơn vào kim loại. Hạt lửa càng
chứa nhiều fuminat thì tính phá hoại và tốc độ phân hủy càng lớn và các hạt rắn
đập vào thành nòng súng càng mạnh hơn. Xảy ra sự phá hủy kim loại rất mạnh, khi
ngọn lửa ở nhiệt độ cao nó sẽ dẫn đến sự cháy nòng súng và tạo thành các vết
nứt, mẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét