Hạt lửa đạn (hình 1) là một cái vỏ kim loại được kéo
liền (hình cái bát hoặc cái chao), trong đó có nén hỗn hợp thuốc nhạy nổ với va
đập. Trên bề mặt thuốc để bảo vệ lớp thuốc khỏi tác động từ bên ngoài người ta
đậy lại bằng nắp kim loại hoặc giấy dầu. Đôi khi hỗn hợp thuốc chỉ được phủ 1
lớp gôm lắc.
Lớp vỏ a thường được làm từ đồng; nó phải có các hình
dạng kích thước nghiêm ngặt nhất định theo đường kính ngoài, đường kính trong,
chiều cao, độ dày thành và độ dày đáy.
Hình 1. Hạt lửa đạn
Để giữ chắc lớp thuốc va đập người ta quét một lớp gôm
lắc lên bề mặt trong của hạt lửa (thường là gôm lắc cánh kiến-cồn).
Lượng thuốc va đập b của một đơn thuốc nhất định được
nén vào vỏ dưới một áp suất xác định.
Lớp màng bao c là một lớp màng hình tròn bằng kim loại
hoặc giấy, một mặt tiếp xúc trực tiếp với lớp thuốc, mặt còn lại được phủ một
lớp gôm lắc, để bám dính tốt hơn người ta thường dùng gôm lắc cánh kiến - nhựa
thông. Lớp màng giấy được phủ lớp gôm lắc ở mặt bên ngoài. Trong một số trường
hợp khi sử dụng lớp màng kim loại cũng quét lớp gôm lắc lên kẽ tiếp giáp của
lớp màng với thành trong của vỏ.
Tổng chiều dày lớp màng bao phủ, lớp thuốc và đáy được
gọi là chiều cao thuốc va đập.
Loại hạt lửa trên được sử dụng trong các loại đạn của
súng cầm tay (súng trường, súng săn,...) trong các loại đạn cỡ nhỏ (nhỏ hơn 37
mm), và trong các bộ lửa và các ống nổ va đập của pháo các kiểu và các cỡ nòng.
Hoạt động của hạt lửa có thể thấy khi quan sát cấu tạo
của loại đạn súng trường chiến đấu. Đạn súng trường chiến đấu (hình 2) gồm có
vỏ 1, hạt lửa 2, liều phóng 3 và đầu đạn 4. Trong phần mũ của vỏ đạn có phần
lõm xuống hoặc là ổ chứa hạt lửa 5 và phần lồi lên 6, được gọi là cái đe. Bên
sườn của cái đe trong ổ chứa hạt lửa có 2 cái lỗ để mồi nổ. Trong ổ chứa hạt
lửa, người ta đặt hạt lửa sao cho thành phần thuốc va đập tỳ vào đe. Khi búa của súng trường đập vào đáy
của hạt lửa thì thuốc va đập sẽ phát hỏa, tia lửa xuyên qua lỗ truyền lửa vào
vỏ đạn, mồi cháy thuốc phóng và đầu đạn được bắn đi.
Hình 2. Đạn súng trường chiến đấu
Vỏ đạn đóng vài trò làm cái màn chắn ngăn chặn khả
năng khí thuốc xuyên thủng và đến khóa nòng. Khi bắn nó sẽ phân tán khí, tỳ vào
mũ đạn vào cái lỗ khóa, tỳ chặt thành vào thành của đạn và che phủ nòng súng
khỏi sức xuyên của khí thuốc về hướng khóa nòng. Vỏ đạn đóng vai trò giữ cho
khí thuốc không xuyên qua lỗ truyền lửa, vỏ đạn phải được lèn chặt vào ổ chứa
hạt lửa và khi bắn thì phải còn nguyên, không bị hỏng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét