Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Thành phần thuốc va đập dùng fuminat và clorat (tiếp theo)

Tất cả thành phần thuốc va đập cần phải lấy với tỷ lệ nhất định và với lượng nhất định kết tinh (cỡ hạt); chúng cần phải được trộn cẩn thận với nhau để thu được hỗn hợp đồng nhất hơn. Độ nhạy và khả năng mồi cháy của thuốc va đập phụ thuộc vào độ đồng nhất đó.



Khi chọn đơn thuốc cần tính đến những điều sau:
1) Thuốc va đập có tính nổ phá càng nhỏ thì khả năng mồi cháy càng lớn vì thời gian kéo dài của ngọn lửa lớn hơn;
2) Áp suất tạo ra bởi sản phẩm nổ càng lớn và nhiệt độ của chúng càng cao thì khả năng mồi cháy của hạt lửa càng lớn vì lúc này tốc độ mồi cháy sẽ lớn hơn;
3) Lượng thuốc nổ phá nhỏ nhất tỏa ra nhiệt lượng lớn nhất và các sản phẩm cháy rắn có nhiệt độ lớn nhất;
4) Thành phần thuốc va đập chứa lượng thuốc gợi nổ lớn hơn sẽ cho tính nổ phá lớn nhất;
5) Tia lửa do thuốc va đập của hạt lửa tạo ra càng dài thì độ tin cậy mồi cháy liều phóng càng cao.
Trên thực tế tăng độ dài tia lửa của hạt lửa thường khó khăn do thuốc va đập chứa nhiều thuốc nổ phá thì ngọn lửa dài nhất, thuốc va đập này khi cháy tạo ra lượng hạt rắn nhỏ hơn.
Thuốc va đập đầu tiên được ứng dụng năm 1816 để mồi cháy thuốc phóng trong vũ khí cầm tay là hỗn hợp muối clorat với lưu huỳnh và than, ví dụ như:
KClO3 ................................70,6%
Lưu huỳnh..........................17,6%
Than....................................11,8%
Cũng có loại thuốc là hỗn hợp của KClO3 với ăngtimon trisunfua Sb2S3 hoặc gọi cách khác là ăngtimon sunfua.
Năm 1816. Rait (người Anh) sử dụng thủy ngân fuminat làm một trong các thành phần của thuốc va đập nhưng loại thuốc va đập này rất nguy hiểm do thuốc này có độ nhạy va đập và ma sát cao.
Thủy ngân fuminat được ứng dụng rộng rãi trong hỗn hợp thuốc hạt lửa bắt đầu từ năm 1813 ở nước ngoài; giữa thế kỷ XIX nó bắt đầu được sử dụng ở Nga.
Trong hỗn hợp đầu tiên người ta dùng hỗn hợp thủy ngân fuminat và KNO3 lưu huỳnh và thuốc đen. Sau đó KNO3 được thay thế bởi KClO3. Ngay sau đó người ta không dùng lưu huỳnh nữa, vì trong đó thường chứa vết không đáng kể axit sunfuric và axit sunfurơ, các axit này có thể dẫn đến sự tự bốc cháy thuốc khi bảo quản. Ngày nay người ta rất ít khi sử dụng lưu huỳnh để làm thuốc va đập, thường là trong thuốc cọ xát.
Để thay thế cho lưu huỳnh người ta thường dùng ăngtimon trisunfua Sb2S3 hay gọi cách khác là ăngtimon sunfua.
Ngày nay, thuốc va đập tạo thành từ hỗn hợp 3 thành phần: KClO3, thủy ngân fuminat Hg(ONC)2 và ăngtimon sunfua Sb2S3 với tỷ lệ khác nhau.
Thủy ngân fuminat và kali clorat được sản xuất trong các nhà máy, ăngtimon sunfua có thể lấy trong tự nhiên thường gặp ở dạng quặng. Trong hỗn hợp nó chỉ được dùng khi đã nghiền nhỏ. Ăngtimon sunfua nhân tạo bằng cách kết tủa hoặc bằng cách đun nóng chảy ăngtimon với lưu huỳnh không nên sử dụng để làm thuốc va đập, vì nó chứa lượng lớn lưu huỳnh tự do.
Trong hỗn hợp thuốc va đập thủy ngân fuminat là thuốc gợi nổ, KClO3 là chất oxy hóa và Ăngtimon sunfua là chất cháy.
Để tăng độ nhạy đôi khi người ta cho vào trong thuốc bột thủy tinh và bột mài (đá nhám), để giảm độ nhạy và làm chất kết dính người ta cho vào đó giêlatin (keo xương), cánh kiến, gôm arabic và các loại nhựa nhân tạo. Để tăng ngọn lửa và tăng lượng hạt rắn trong sản phẩm cháy của thuốc va đập người ta cho thêm than cốc vào ăngtimon sunfua.
Ngày nay thuốc va đập tốt nhất là được chế tạo không có các chất phụ gia làm phức tạp quá trình sản xuất. Đặc biệt nên tránh sử dụng thủy tinh trong thuốc va đập vì nó làm tăng nguy cơ mất an toàn trong sản xuất. Độ nhạy của hỗn hợp thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiền nhỏ ăngtimon sunfua vì đây là chất rất cứng tinh thể có cạnh sắc.
Với mỗi loại hạt lửa người ta quy định tỷ lệ phần trăm, cỡ hạt của KClO3 và chủ yếu là ăngtimon sunfua. Để tính tỷ lệ phần trăm của một loại hỗn hợp thường xuất phát từ phản ứng phân hủy nhưng thực tế tỷ lệ này có thể thay đổi tùy vào công dụng hoặc loại hạt lửa.
Trong bảng 1 là một số thành phần thuốc va đập đã và đang được ứng dụng trong các loại hạt lửa khác nhau.
Bảng 1
Thành phần thuốc va đập dùng fuminat và clorat (%)
Công dụng hoặc loại hạt lửa
Hg(ONC)2
KClO3
Sb2S3
Bột kính
Giêlatin (keo xương)
Hạt lửa đạn súng trường
16,7
55,5
27,8
-
-
Hạt lửa đạn súng lục “Nagan”
25,8
37,1
37,1
-
-
Hạt lửa súng săn “Gievelo” (gần giống KBM-3)
50,0
33,0
17,0
-
-
Hạt lửa đạn đại bác
25,0
45,0
30,0
-
-
Hạt lửa “Montecristo”
16,0
50,0
34,0
-
-
Hạt lửa “Kane”
30,0
50,0
20,0
-
-
Hạt lửa súng “Martin- Henri
37,5
37,5
34,0
-
-
Hạt lửa súng trường “Maliche”
13,7
41,5
33,4
10,7
0,7
Dùng cho bộ lửa
50,0
25,0
25,0
-
-
nt
33,9
21,6
-
1,3
43,2

Hỗn hợp fuminat và clorat với ăngtimon sunfua khá nhạy với va đập và đâm chọc, an toàn khi sản xuất, tạo ra ngọn lửa cần thiết để mồi cháy và bền vững khi bảo quản.
Hạn chế lớn nhất của nó là chúng có khả năng tác dụng với một số kim loại mà sản phẩm cháy của chúng tác động lên nòng súng và vỏ đạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét