Lớp vỏ phải được làm từ kim loại không tham gia vào
phản ứng với các thành phần của thuốc va đập. Nó phải đảm bảo an toàn khi bảo
quản và sử dụng. Khi bắn, như đã nói ở các bài trước, vỏ (ống) hạt lửa đạn phải
còn lại không bị hỏng và đồng thời phải cho phép khí xuyên qua thành và đáy của
nó, ở chỗ nối của lớp vỏ với ổ chứa hạt lửa (khí xuyên qua theo hình tròn). Đáy
vỏ không được phép bị búa đập của vũ khí xuyên thủng.
Lớp vỏ phải khít khi lắp vào ổ chứa hạt lửa của vỏ
đạn, sau khi bắn có giãn nở một chút và áp chặt vào thành của vỏ đạn. Nghĩa là
lớp vỏ đạn phải có các kích thước và hình dạng nhất định, còn vật liệu làm vỏ
phải có cơ tính nhất định. Ngoài ra nó phải đơn giản khi chế tạo.
Vỏ (ống) hạt lửa (hình 3) được chế tạo bằng cách dập
từ lá kim loại. Hình dạng và kích thước ngoài của vỏ được xác định bằng hình
dạng và kích thước của ổ chứa hạt lửa của vỏ đạn. Các kích thước ngoài của vỏ d1
và chiều cao h1 phải đạt các kích thước sao cho đảm bảo được khi lắp
hạt lửa vào ổ chứa hạt lửa phải khít và không được rơi ra khỏi vỏ đạn, không
được cho khí xuyên qua theo hình tròn. Độ dày đáy hạt lửa s1 và
thành s được xác định bởi áp suất khí thuốc phóng khi bắn và lực đập của búa
súng. Trong trường hợp sử dụng vỏ quá mỏng có thể làm cho khí thuốc xuyên qua,
đánh thủng hạt lửa và độ nhạy va đập quá thừa. Khi lớp vỏ quá dày thì ngược lại
dẫn đến sự giảm độ nhạy của hạt lửa.
Hình 3. Vỏ hạt lửa đạn
Đường kính trong của vỏ hạt lửa d2 được xác
định từ hiệu của đường kính ngoài và độ dày 2 thành. Thể tích chứa liều thuốc
va đập phụ thuộc vào đường kính trong và độ sâu của vỏ hạt lửa.
Khi chọn vật liệu làm vỏ, ngoài các yêu cầu ở trên cần
tính đến khả năng gia công dập.
Thuốc hạt lửa chứa Thủy ngân fuminat không được phép
nạp vào các vỏ bằng Nhôm trong bất kỳ trường hợp nào, vì giữa Nhôm và Thủy ngân
fuminat (khi có hơi ẩm) có tác dụng hóa học không hề chậm, xảy ra mãnh liệt và
có thể kết thúc bằng sự bùng cháy. Điều này cũng xảy ra kể cả với hợp kim
duralumin. Thủy ngân fuminat cũng tác dụng (mặc dù rất chậm) với đồng thau,
kẽm, sắt và đồng bạch (mayso). Khi có mặt hơi nước thì đồng phản ưng với Thủy
ngân fuminat nhanh và có thể tạo thành hợp chất rất nguy hiểm, cực kỳ nhạy nổ
với ma sát (nói riêng thì chủ yếu là Đồng fuminat). Thuốc va đập có chứa Tetrazen
và THPC thì không tác dụng với các kim loại nói trên.
Ngày nay vỏ các hạt lửa đạn thường làm bằng đồng thau
và đồng dưới dạng băng cuốn, có cơ tính nhất định để dễ chế tạo vỏ, đảm bảo độ
bền vỏ và độ nhạy va đập của hạt lửa. Kim loại quá cứng sẽ cản trở chuyển động
của búa đập, làm suy yếu sức va đập, dẫn đến giảm độ nhạy hạt lửa.
Vỏ của hạt lửa đạn súng lục và súng trường và các loại
pháo cỡ nòng nhỏ được làm từ đồng thau. Đồng chủ yếu được sử dụng để chế tạo vỏ
hạt lửa súng săn và hạt lửa của bộ lửa.
Khi sử dụng vỏ sắt thì sẽ tiết kiệm hơn so với các kim
loại khác, nhưng vỏ sắt sẽ nhanh bị gỉ trong không khí ẩm, vì lẽ đó nên vỏ sắt
không thích hợp bảo quản lâu dài. Các thử nghiệm dùng vỏ sắt để làm hạt lửa đạn
súng săn đều không thành công, nguyên nhân là do vỏ sắt quá cứng, làm giảm độ
nhạy hạt lửa.
Để bảo quản cho vỏ sắt không bị gỉ người ta mạ một lớp
kim loại màu khác lên bề mặt có thể là thiếc, đồng hoặc kẽm. Sử dụng lớp màng
kẽm kinh tế nhất và có độ bền tương đối đảm bảo. Vỏ đồng được phủ lớp thiếc (mạ
thiếc) hoặc mạ niken, thỉnh thoảng oxy hóa.
Lớp màng phủ lên lớp thuốc va đập của hạt lửa đạn thường
là lớp màng hình tròn từ lá kim loại và đôi khi là từ giấy dầu.
Đối với các hạt lửa đạn quân sự sử dụng màng hình tròn
lá kim loại từ thiếc tinh khiết có cho thêm Sb (2-3%) để tăng độ cứng.
Đối với hạt lửa súng săn do thiếu hụt thiếc nên người
ta sử dụng lá chì, được phủ lên 1 lớp thiếc.
Lớp giấy dầu sử dụng để giảm độ nhạy va đập của một số
loại hạt lửa và dùng với mục đích tiết kiệm.
Màng kim loại hay giấy hình tròn phải có đường kính và
độ dày nhất định đối với mỗi loại hạt lửa. Đường kính màng kim loại được xác
định bằng đường kính trong của vỏ hạt lửa, còn độ dày của lá kim loại được xác
định bởi độ nhạy va đập của hạt lửa. Khi độ dày của lá kim loại tăng lên thì độ
nhạy va đập giảm xuống và ngược lại. Các đặc điểm cơ tính và thành phần lá kim
loại khác cũng ảnh hưởng tới độ nhạy va đập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét