Các hạt lửa được dùng để tạo ra xung nhiệt dưới dạng
tia lửa và truyền nó cho liều phóng và kíp nổ. Hạt lửa phải hoạt động tin cậy
khi búa đập vào hoặc kim hỏa đâm vào, nghĩa là đủ nhạy.
Độ nhạy của hạt lửa được hiểu là khả năng phát hỏa do
va đập của lực nhất định, nhưng cùng với đó chúng phải an toàn khi sử dụng, khi
nạp vào đạn và khi bắn (đối với ngòi nổ).
Ngoài ra hạt lửa cần phải có khả năng mồi cháy nhất
định, hoặc là uy lực, đảm bảo hoạt động đồng nhất lên đạn. Chúng phải tạo ra
ngọn lửa có độ dài nhất định, thời gian tác động và độ lớn.
Độ dài tia lửa, thời gian tác động và độ lớn gọi chung
là thuật ngữ “tia lửa tăng cường”, nó là đặc trưng quan trọng nhất của hạt lửa.
Hạt lửa cho khả năng phát hỏa tốt nhất là hạt lửa tạo ra tia lửa tăng cường lớn
nhất.
Tùy thuộc vào công dụng các loại hạt lửa chia làm 2
lớp sau:
1) Hạt lửa đạn, sử dụng để bắn từ súng lục và từ pháo,
2) Các hạt lửa hình ống sử dụng trong các ống nổ hoặc
ngòi nổ đạn pháo, bom máy bay và các loại đạn khác.
Sự mồi cháy liều phóng bằng các hỏa cụ kích nổ không
diễn ra tức thì, mà xảy ra trong một khoảng thời gian. Để làm cho liều phóng
phát hỏa, cần phải nung nóng đến nhiệt độ phù hợp. Quá trình này xảy ra càng
nhanh thì xung mồi cháy càng mạnh.
Thuốc đen phát hỏa tương đối dễ dàng. Thuốc phóng
không khói phát hỏa khó hơn và đối với chúng thì cần phương tiện mồi cháy mạnh
hơn. Lúc này liều phóng càng lớn thì phương tiện mồi cháy đối với nó càng phải
mạnh. Trong pháo binh đôi khi sử dụng liều thuốc đen để tăng cường thêm cho hạt
lửa, thuốc đen này chứa trong bộ lửa.
Hạt lửa không đủ mạnh là nguyên nhân của sự bắn trễ,
nghĩa là phát bắn không xảy ra lập tức mà cần qua một thời gian từ lúc búa đập
vào hạt lửa. Hiện tượng này rất nguy hiểm, vì phát bắn có thể xảy ra sau khi mở
khóa nòng của súng lục hoặc súng tiểu liên.
Trong trường hợp sử dụng hạt lửa không đủ mạnh thì tia
lửa chỉ mồi cháy lớp thuốc phóng ở gần, còn lớp thuốc phóng xa hơn thì phát hỏa
từ lớp thứ nhất sau một khoảng thời gian. Sự phát hỏa này có thể dẫn đến áp
suất lớn cục bộ, thậm chí trong một số trường hợp có thể gây nổ pháo.
Mặt khác, sử dụng hạt lửa uy lực mạnh hơn sẽ gây ra
hiện tượng tăng sơ tốc đạn (đạn con hoặc đạn pháo) và làm tăng áp suất trong
nòng súng (pháo). Vì thế cần phải tránh sử dụng các hạt lửa bộ lửa yếu hoặc
mạnh bất thường.
Sự phát hỏa của hạt lửa phải bảo đảm độ tin cậy phát
hỏa liều phóng (không bị bắn trễ) và đạt đến sơ tốc và áp suất mong muốn. Hạt
lửa đạn pháo phải an toàn và khi đi cùng với đạn và khi nạp đạn rời.
Cấu trúc của đạn phải hoạt động với mọi điều kiện
chiến đấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét