Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Các dạng hạt lửa đạn riêng (tiếp theo)

Các hạt lửa có đe được sử dụng để mồi cháy thuốc phóng trong đạn và trong các ống mồi nổ không có đe.
Các hạt lửa có đe có phức tạp hơn trong sản xuất, nhưng chúng nhạy hơn với va đập của búa đập vì thuốc va đập trong đó tì hẳn vào đe mới.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Các dạng hạt lửa đạn riêng (tiếp theo)


Hạt lửa dùng cho đạn súng lục Nagan (hình 6) là một cái vỏ bằng đồng thau, được nạp 0,018-0,020 g thuốc va đập:
Hg(ONC)2.............................................25,0%
KClO3....................................................37,5%
Sb2S3......................................................37,5%

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Các dạng hạt lửa đạn riêng

Các loại cấu trúc hạt lửa va đập chúng ta đã xem là loại điển hình cho tất cả các hạt lửa loại này. Có rất nhiều loại hạt lửa đạn va đập dạng này. Chúng khác nhau một số chi tiết và kích thước riêng, đơn thuốc va đập, chất liệu làm vỏ và màng và hình dạng.
Mỗi loại trong số các loại hạt lửa này đều có tên gọi chuyên dụng, thường là theo tên gọi của loại vũ khí mà nó được sử dụng. Ví dụ như hạt lửa dùng cho đạn 7,62 mm súng trường, Manlicher, thông nòng, súng săn, súng lục Nagan, đại bác Gochkis, Nordenfeldt,...

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Lớp vỏ và đệm của hạt lửa đạn

Lớp vỏ phải được làm từ kim loại không tham gia vào phản ứng với các thành phần của thuốc va đập. Nó phải đảm bảo an toàn khi bảo quản và sử dụng. Khi bắn, như đã nói ở các bài trước, vỏ (ống) hạt lửa đạn phải còn lại không bị hỏng và đồng thời phải cho phép khí xuyên qua thành và đáy của nó, ở chỗ nối của lớp vỏ với ổ chứa hạt lửa (khí xuyên qua theo hình tròn). Đáy vỏ không được phép bị búa đập của vũ khí xuyên thủng.

Lượng liều nổ và mức độ nén

Lượng liều thuốc va đập của hạt lửa đạn được quy định phụ thuộc vào chất lượng, loại của thuốc phóng và lượng liều phóng. Lượng liều phóng càng lớn thì nó càng khó bắt cháy, lượng liều nổ của thuốc va đập càng lớn. Đối với thuốc phóng không khói thì cần lượng liều nổ lớn hơn so với thuốc đen.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Thuốc va đập không gây gỉ

Để tránh các tác động phá hoại của sản phẩm cháy thuốc va đập lên nòng súng, người ta đã đề xuất lượng lớn thuốc va đập mới, không tác động lên kim loại nòng súng. Loại thuốc này được gọi tên là thuốc “không gây gỉ” hoặc thuốc “chống gỉ” hoặc đơn giản là thuốc “không gỉ”.
Thuốc không gây gỉ được bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu từ năm 1900. Khám phá đầu tiên là thay thế KClO3 bằng chất oxy hóa khác không chứa clo.

Tác động của thành phần clorat lên vũ khí (tiếp theo)

Tác hại lớn nhất là tác động của các sản phẩm rắn của phản ứng, chủ yếu là sự tạo thành KCl. Các sản phẩm rắn KCl và Sb2O3 tích tụ dần dần dưới dạng xỉ và lắng xuống trên thành nòng súng. Kim loại nòng súng nóng chảy và hòa với xỉ nóng của thuốc va đập tạo thành hỗn hợp dễ nóng chảy. Các hạt kim loại nóng chảy bị khí thuốc mang theo khi bắn, kết quả là nòng súng xuất hiện các vết nứt, mẻ.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Tác động của thành phần clorat lên vũ khí

Tác động của thành phần clorat lên kim loại làm nòng súng được nhận ra ngay từ thời kỳ đầu khi mới xuất hiện hạt lửa. Nòng súng dung hạt lửa cần có sự bảo dưỡng tốt hơn so với nòng súng hỏa mai và chúng thường bị bao phủ bởi lớp gỉ lớn hơn. Tuổi thọ của nòng súng hỏa mai lớn hơn vài lần so với tuổi thọ của nòng súng dung hạt lửa. Tuổi thọ nòng súng đặc biệt giảm đi kể từ khi bắt đầu sử dụng thuốc phóng không khói để bắn.

Thành phần thuốc va đập dùng fuminat và clorat (tiếp theo)

Tất cả thành phần thuốc va đập cần phải lấy với tỷ lệ nhất định và với lượng nhất định kết tinh (cỡ hạt); chúng cần phải được trộn cẩn thận với nhau để thu được hỗn hợp đồng nhất hơn. Độ nhạy và khả năng mồi cháy của thuốc va đập phụ thuộc vào độ đồng nhất đó.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Thành phần thuốc va đập dùng fuminat và clorat

Thành phần thuốc va đập là phần chính của hạt lửa. Nó phải có độ nhạy với va đập đạt yêu cầu nhưng đồng thời cũng phải an toàn khi sử dụng. Tia lửa tăng cường cũng phải có độ lớn nhất định để đảm bảo mồi cháy và sự cháy bình thường của liều phóng.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Cấu tạo của hạt lửa đạn

Hạt lửa đạn (hình 1) là một cái vỏ kim loại được kéo liền (hình cái bát hoặc cái chao), trong đó có nén hỗn hợp thuốc nhạy nổ với va đập. Trên bề mặt thuốc để bảo vệ lớp thuốc khỏi tác động từ bên ngoài người ta đậy lại bằng nắp kim loại hoặc giấy dầu. Đôi khi hỗn hợp thuốc chỉ được phủ 1 lớp gôm lắc.

Giới thiệu chung về hạt lửa

Các hạt lửa được dùng để tạo ra xung nhiệt dưới dạng tia lửa và truyền nó cho liều phóng và kíp nổ. Hạt lửa phải hoạt động tin cậy khi búa đập vào hoặc kim hỏa đâm vào, nghĩa là đủ nhạy.
Độ nhạy của hạt lửa được hiểu là khả năng phát hỏa do va đập của lực nhất định, nhưng cùng với đó chúng phải an toàn khi sử dụng, khi nạp vào đạn và khi bắn (đối với ngòi nổ).

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Phân loại các phương tiện gây nổ

Các phương tiện gây nổ sử dụng trong các loại đạn hiện đại gồm có hỏa cụ kích nổ và dây dẫn.
Hỏa cụ kích nổ là một cái vỏ (tốt nhất là bằng kim loại được kéo liền) có chứa liều thuốc gợi nổ hoặc hỗn hợp thuốc gợi nổ đã được nén và trong một số trường hợp có thêm đồ gá để mồi cháy liều nổ này. Hỏa cụ kích nổ được sử dụng để mồi cháy liều phóng trong đạn của súng cầm tay, liều phóng đạn pháo và để kích nổ các liều nổ của lựu đạn cầm tay, các phương tiện nổ phá, mìn, ngư lôi, đạn pháo, bom máy bay,...


Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Yêu cầu đối với các phương tiện gây nổ

Độ tin cậy, chính xác và hiệu quả tác động của các loại đạn hiện đại trong mức độ hiểu biết phụ thuộc vào chất lượng và độ tin cậy hoạt động của các phương tiện gây nổ. Độ an toàn của các loại đạn trong điều kiện chiến đấu cũng phụ thuộc vào chất lượng của các phương tiện gây nổ. Vì thế nên đối với các phương tiện gây nổ cần áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt.

Các thông tin lịch sử

Các phương tiện gây nổ bắt đầu xuất hiện đồng thời với trang bị hỏa khí.
Bắt đầu từ thế kỷ XIV đến nửa thế kỷ XIX, thuốc nổ đen là loại thuốc phóng và thuốc nổ duy nhất, ứng dụng để bắn đạn từ súng trường, nạp vào trong các loại bom đạn, đồng thời trong công việc phá đá, mở đường.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Плотность ВВ

С  повышением  плотности  пропорционально  увеличиваются  скорость  детонации  и  другие величины  характеризующие  мощность  ВВ.  Давление  детонации,  согласно  исследованиям  Каста приблизительно  прямопропорциональна  квадрату  плотности,  поэтому  величина  плотности  имеет исключительную  важность.  Более  того,  большинство  параметров  ВВ,  такие  как  бризантность  и скорость  детонации  не  имеют  наглядности  без  указания  плотности,  при  которой  происходит измерение.

Các phương tiện gây nổ và tác dụng của nó

Trong lịch sử kỹ thuật quân sự và công nghiệp ứng dụng các thuốc nổ bằng thuật ngữ “các phương tiện gây nổ” là các thiết bị và dụng cụ để gây ra phân hủy nổ của thuốc phóng và thuốc nổ. Các phương tiện gây nổ là phần không thể tách rời của mỗi loại đạn dược.
Để phát hỏa thuốc phóng hoặc gây nổ thuốc nổ, cần phải truyền cho chúng một lượng năng lượng. Lượng năng lượng này gọi là xung ban đầu.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Взрывчатые вещества (продолжение)

Величина критического диаметра для каждого ВВ может варьироваться в довольно широких пределах и зависит гл. обр. от:
1. Бокового отвода газов, т.е. от вида оболочки, в которую заключен заряд – массивная оболочка уменьшает потери в окружающую среду и тем самым способствует поддержанию детонационной волны. Например критический диаметр игданита в бумажной оболочке составляет 120-150мм, тогда как в стальной – 25-30мм.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Взрывчатые вещества

Это индивидуальные вещества или смеси, способные под влиянием какого – либо внешнего воздействия (нагревание, трение, удар и т.п.) к быстрой, самораспространяющейся хим. реакции с выделением большого кол-ва энергии и образованием газов. Расстояние, на которое перемещается фронт реакции в единицу времени называется скоростью взрывчатого превращения.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Энергоемкие материалы

В старых литературных источниках взрывчатые вещества классифицировали по условиям перехода горения в детонацию на инициирующие ВВ (первичные ВВ), бризантные ВВ (вторичные ВВ) и пороха (метательные ВВ), отдельно рассматривались пиротехнические составы, которые обычно причисляли к особому виду взрывчатых веществ.
Для начала стоит дать определение термину «детонация»: